Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà
本文地址:http://member.tour-time.com/news/117d499772.html%20l
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Adhyaksa Farmel vs Bekasi City, 15h30 ngày 4/2: 3 điểm nhọc nhằn
Covid-19 xuất hiện, làm đảo lộn cuộc sống của tất cả mọi người trên thế giới, tạo nên sự hoang mang, lo lắng, bất an cho chúng ta.
Những lo lắng này thật sự chỉ được giảm bớt một phần khi chúng ta có thể điều trị thành công cho các ca nhiễm và đặc biệt là khi một số quốc gia trên thế giới phát triển thành công vắc xin.
![]() |
Mặc dù vắc xin không phải là giải pháp tuyệt đối cho mọi vấn đề, nhưng sự phát triển của vắc xin đã đưa chúng ta đến gần hơn với một cộng đồng khỏe mạnh, an toàn.
Tháng 5, tháng 6 năm 2021, đợt dịch mới của Covid-19 lại bùng phát tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành tạo nên sự lo lắng của người dân khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, bằng các mối quan hệ ngoại giao của nhà nước, Việt Nam nhận được vắc xin và triển khai tiêm chủng mở rộng miễn phí với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Báo chí, cộng đồng mạng đã liên tục cập nhật diễn biến ở các điểm tiêm chủng, bên cạnh những câu chuyện, những hình ảnh rất sống động, còn là những chia sẻ rất thực tế của những người đã được tiêm, những tình nguyện viên, những bác sỹ... Thông qua các chia sẻ này, những người chưa bao giờ có trải nghiệm tiêm vắc xin Covid-19 trong đời sẽ biết được các bước cần làm trước khi tiêm, thủ tục trong khi tiêm, những việc cần lưu ý sau tiêm...
Với góc độ của một người tiếp cận truyền thông, tôi cho rằng việc chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân đã được tiêm chủng là việc nên làm, vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, ở bình diện chung, mặc dù cả nước chúng ta chỉ ở bước đầu của việc tiêm chủng, chưa triển khai được việc tiêm chủng toàn dân, nhưng những hình ảnh của việc tiêm vắc xin được báo chí đăng tải, được cộng đồng chia sẻ đã tạo nên một tâm lý tích cực nhất định.
Người dân khi tiếp cận qua truyền thông, mạng xã hội sẽ thấy rằng cơ hội an toàn đang được mở ra cho chúng ta, thấy được sự lao động của toàn hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức, tinh thần đoàn kết của người dân đã có hiệu quả ở bước đầu.
Kể cả ở góc độ quốc tế, khi nhìn vào những kết quả chống dịch của chúng ta, thế giới sẽ càng khẳng định niềm tin với Việt Nam chúng ta rằng đây hoàn toàn không phải là sự may mắn.
Đây chính là nỗ lực và quyết tâm cao độ của chúng ta với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho người dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và rồi Việt Nam sẽ lại là điểm đến tin cậy và yêu thích của các nhà đầu tư và khách du lịch.
Thứ hai, hiện nay vẫn có một số người ngại tiêm, sợ kim tiêm, sợ bị lây nhiễm khi tiêm... dù thuộc nhóm đối tượng được tiêm, đủ điều kiện sức khỏe để tiêm.
Nhà nước chúng ta chưa bắt buộc, chủ yếu vẫn là động viên, vậy thì việc chia sẻ hình ảnh của những người đã được tiêm chủng, những lời khuyên, những hướng dẫn trên báo chí, trên mạng xã hội chính là cách thuyết phục hữu hiệu nhất, thuyết phục bằng người thật, việc thật.
Thông qua việc này, chúng ta khuyến khích nhau tiêm, làm cho những người còn phân vân, còn lo lắng có thể yên tâm hơn, vững tin hơn để tiêm vì sức khỏe bản thân, vì sức khỏe cộng đồng mà không cần phải thông qua mệnh lệnh hành chính.
Thứ ba, xét về yếu tố kiến thức, báo chí và mạng xã hội cũng đang góp phần để hình thành và phát triển kiến thức cộng đồng, từ kiến thức cộng đồng tạo nên nhận thức cộng đồng để từ đó phát triển cộng đồng.
Thử đặt ra ví dụ, một người đi tiêm ngừa vắc xin về bị sốt do phản ứng của thuốc, họ không biết trước để chuẩn bị thuốc hạ sốt, thực phẩm để dùng khi sốt... Họ có trải nghiệm chưa tốt trong việc này do họ không có kinh nghiệm, không có kiến thức và sau khi tiêm họ đã có kinh nghiệm, rồi họ giữ cho riêng họ, họ không muốn, không thích, không thèm chia sẻ với bất cứ ai, vậy có phải là kiến thức, thông tin không thể lưu thông?
![]() |
May mắn là thời gian qua, trên báo chí, mạng xã hội đã có nhiều dòng chia sẻ với nhau những việc cần làm trước, trong và sau khi tiêm như phải mang theo giấy tờ tùy thân, hồ sơ khám bệnh (nếu có vấn đề về sức khỏe), phải ăn no hay phải chuẩn bị thuốc hạ sốt..., nhờ kiến thức cộng đồng đó mà nhiều người đã đỡ phải mất thời gian, công sức và an toàn hơn trong việc tiêm chủng.
Thứ tư, hãy nhìn vào một số quốc gia, ngay khi họ có đủ vắc xin cho người dân, nhưng người dân còn rất e ngại, thậm chí có quan điểm “anti vắc xin” (chống tiêm chủng).
Đây là một phong trào nguy hiểm, những hội, nhóm theo phong trào này cho rằng việc sử dụng vắc xin có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng con người, họ dựa vào một vài sự cố khi tiêm chủng (các sự cố này dù có nhưng rất ít) hoặc những viễn cảnh suy đoán để làm lý do từ chối cho chính bản thân họ.
Và nguy hiểm hơn, họ lôi kéo những người khác tham gia vào nhóm, họ lan truyền những thông điệp tiêu cực, những năng lượng xấu đến cộng đồng.
Nếu những người được tiêm không công bố thông tin, thậm chí phải giấu giếm việc mình được tiêm, chắc chắn sẽ là cơ hội tốt cho những đối tượng thích suy diễn.
Với những người dân đang chưa thuộc nhóm đối tượng được tiêm chủng, hãy hết sức bình tĩnh và tin tưởng. Điều 2, Nghị quyết số 21/NQ-CP, ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ đã nêu rõ đối tượng ưu tiên tiêm là lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); Quân đội; Công an.
Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...; Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi; Người sinh sống tại các vùng có dịch; Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài; Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.
Dùng từ tuyến đầu là rất chính xác vì những người này là người dễ bị nhiễm và có thể lây nhiễm cho người khác do tính chất công việc phải tiếp xúc với nhiều người. Đây hoàn toàn là sự phân công lao động trong xã hội được thể hiện bằng công việc cụ thể của từng người. Khi tuyến đầu ổn định thì chắc chắn sẽ triển khai đến các nhóm đối tượng và khu vực khác.
Tóm lại, việc đăng tải hình ảnh, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình được tiêm vắc xin theo tôi là việc nên làm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý hai việc sau đây:
Một là, thông tin đăng tải. Các thông tin đăng tải cần đúng quy định của pháp luật, những thông tin cá nhân nên được che lại khi đăng để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác cho mục đích khác. Nếu thông tin đăng tải có liên quan đến những người khác thì phải xin ý kiến.
Hai là, tinh thần đăng tải. Việc đăng tải cần thực hiện với tinh thần tích cực nhất, mang tính chất chia sẻ thông tin, cung cấp kiến thức. Vấn đề ở đây không phải là tôi được, anh được, tôi sớm, anh muộn, mà là chúng ta đều được, một người trong cộng đồng an toàn thì sẽ góp phần tạo nên cộng đồng an toàn.
Hiện nay, có ý kiến cho rằng “Đăng thông tin tiêm chủng là khoe mẽ”, cách nghĩ này thật sự phiến diện và nguy hiểm, về góc độ cá nhân có thể dẫn đến tâm lý e ngại khi đi tiêm, về góc độ cộng đồng có thể tạo ra sự mâu thuẫn không đáng có. Việc loại trừ đi các suy nghĩ tiêu cực, thiển cận như thế này cũng là việc cần thiết của người viết và người đọc thông minh trong xã hội của chúng ta ngày nay.
Chúng ta đã cùng nhau thành công trong việc lan tỏa thông điệp 5K đến cộng đồng thông qua báo chí, mạng xã hội, chúng ta đã có những kết quả ban đầu trong công tác phòng chống dịch, vậy thì hãy tiếp tục cùng nhau lan tỏa thông điệp về vắc xin an toàn và hiệu quả bằng những việc thực tế nhất.
Độc giả Phúc Dương
Độc giả có thể gửi bài về địa chỉ email: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin chân thành cảm ơn!">'Khoe ảnh để cổ động tiêm vắc xin Covid
Tôi không hiểu sao giới trẻ giờ rảnh đến nỗi đi xem những video mà không có ý nghĩa hoặc bài học gì, chỉ là hài nhảm, hoặc thỏa mãn trí tò mò... Rồi họ giúp cho những người kiểu như thế kiếm tiền, mà lại là số tiền lớn, có khi hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, trong khi những nội dung ấy không đóng góp chút gì cho sự phát triển của tri thức nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Còn những người làm ăn chân chính, có suy nghĩ chín chắn, làm những video về kiến thức hoặc kỹ năng thì lại bị thờ ơ, không ai quan tâm. Những chuyện này sẽ luôn lặp lại nếu xã hội còn những người xem video nhảm, bởi có cung thì sẽ có cầu. Muốn chấm dứt các video nhảm thì chúng ta nên bảo nhau thay đổi tư duy, rảnh rỗi thì tìm những gì bổ ích mà xem.
Thanh Thanh
Người xem Youtube hiện tại có thể chia ra làm nhiều kiểu: xem giải trí, giải tỏa stress trong cuộc sống và công việc; xem theo xu hướng thấy hot là đua theo; xem không có mục đích, miễn cười là được; xem để học tập... Với mỗi đối tượng xem thì một xu thế làm video lại được tạo ra để phục vụ. Nên các kênh nhố nhăng lên ngôi là dễ hiểu.
Dương Trần
Người xem đón nhận dễ dãi nên càng ngày video "bẩn" càng nhiều. Giờ đổ trứng lên người mẹ được tung hô, rồi có một ngày để câu view có khi đổ cả chất bẩn lên đầu người thân. Thật đáng buồn.
Văn Minh
Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng, người lớn cũng phải chịu trách nhiệm khi để trẻ em thoải mái tiếp cận với những nội dung không lành mạnh trên mạng:
Sai lầm của nhiều bậc phụ huynh ngày nay là để con cái tự do sử dụng smartphone, smart TV, iPad,... mà không kiểm soát. Để rồi chúng theo dõi các kênh Youtube thiếu văn hoá, nội dung không phù hợp lứa tuổi, các bố mẹ cần thức tỉnh, bài trừ hoặc ít nhất bảo vệ con mình với chế độ trẻ em của Youtube. Nếu không, một ngày chính các phụ huynh cũng sẽ được ăn "rổ trứng siêu to khổng lồ".
Thành Lộc Nguyễn
Tệ nhất là người xem. Các bạn xem và đăng ký kênh cho những video có nội dung nhảm nhí, thiếu ý thức vô tình cổ súy cho việc làm của họ. Nếu con cái các bạn xem những video này rồi có một ngày nó đổ cả rổ trứng lên đầu các bạn cũng không biết được.
Duantombow
Trách nhiệm thuộc về những người xem như chúng ta, nếu chúng ta không quan tâm và cổ súy cho những điều nhảm nhí ấy thì họ sẽ làm những điều nghiêm túc thôi. Ngay cả những hình ảnh phản cảm ngày càng nhiêu cũng như vậy.
Kitty
Tính năng kiếm tiền trên Youtube ngày càng làm giới trẻ lệch lạc. Trong khi chúng ta ngày đêm làm việc tạo ra nhiều giá trị khác nhau thì đang có một số đông đảo các thành phần ngày ngày kiếm tiền bất chấp từ những trò như thế này. Giải trí chẳng phải giải trí, chẳng mang lại một tí giá trị gì cho xã hội.
Đào Lửa
Luật pháp nên chấn chỉnh YouTube và Facebook vì những video câu view, câu like phản cảm, đi trái với thuần phong, giá trị đạo đức. Tuy có nhiều bình luận, lượt xem, lượt thích nhưng cần không trả tiền cho những video không phù hợp với phong tục tập quán, đạo đức. Hành động bất hiếu như vậy không được công nhận và phải khóa, gở xuống. Tránh nhiều trường hợp khác tương tự vì muốn kiếm tiền.
Huychaugia7
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Việt Thành tổng hợp
Video nhảm 'câu view' lên ngôi vì người xem ngày càng dễ dãi
Bức ảnh giải cứu cô gái đạt giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới.
Khoảng 15 giờ ngày 17/5/2011, trên tầng 7 của một tòa nhà tại đường Quý Dương, thành phố Trường Xuân, Cát Lâm, Trung Quốc, nhiều người dân hốt hoảng khi thấy một cô gái trẻ mặc váy cưới ngồi vắt vẻo ở ô cửa sổ.
Vẻ mặt của cô gái vô cùng đau đớn, tinh thần suy sụp như thể vừa mới trải qua biến cố lớn. Ngồi được vài phút, cô gái bắt đầu khóc nức nở. Được biết cô gái này họ Lý, 22 tuổi. Trước đó cô và người bạn trai 4 năm dự định làm đám cưới nhưng anh ta bất ngờ nói lời chia tay. Quá tuyệt vọng và đau khổ, Lý mặc chiếc váy cưới rồi tìm đến cái chết.
Sau khi nhận được tin từ người dân, đội cứu hộ thành phố đã nhanh chóng tới hiện trường. Giám đốc Văn phòng tiểu khu Tân Phát, quận Khoan Thành, ông Quách Trung Phan, đã dẫn vài người đến tòa nhà khuyên nhủ cô gái trẻ.
Thấy tình hình khẩn cấp, ông chủ nhà hàng họ Lưu ở tầng trệt, ngay bên dưới vị trí Lý ngồi đã lập tức sơ tán hết khách, đóng cửa nhà hàng và đặt tấm đệm hơi ngay trước cửa để đề phòng bất trắc. Đến khi đội cứu hỏa bơm căng chiếc đệm cứu hộ của họ, ông Lưu mới cất đệm của mình.
Ông Lưu cho biết: "Tôi sợ cô ấy nhảy xuống nên lấy tấm đệm hơi này ra đỡ. Dù sao có còn hơn không. Tôi chỉ hy vọng cô gái trẻ này không gặp bất trắc gì. Vẫn còn rất nhiều người quan tâm đến cô ấy, tại sao phải chết?".
Ông Quách đã cố gắng thuyết phục cô gái suốt 40 phút nhưng tình trạng tinh thần của cô gái không mấy khả quan. Mẹ ruột và dì của Lý nhận được tin tức cũng vội vã đến hiện trường. Mẹ cô gái vừa khóc vừa nói: "Con gái, đừng làm mẹ sợ. Con mà nhảy xuống thì mẹ biết sống làm sao. Mẹ sẽ nhảy xuống cùng con nhé".
Lời của mẹ khiến cho Lý bật khóc nhưng tâm trạng của cô càng trở nên kích động hơn. Khoảng 16 giờ 21 phút, Lý nhảy khỏi cửa sổ với cảm xúc vỡ òa. Ngay lúc này, ông Quách lập tức lao đến dùng tay kẹp chặt cổ, giữ cho cô gái không bị rơi xuống. Toàn thân ông Quách nhào hẳn ra bên ngoài. Khung cảnh hiện trường khiến tất cả mọi người hồi hộp đến nghẹt thở.
Một số người chạy xuống tầng 6 để đỡ lấy chân của Lý, trong khi đó ông Quách, cùng với sự trợ giúp của vài người cố gắng kéo cô gái vào trong. Quá trình giải cứu từ lúc cô nhảy xuống cho đến khi được kéo lên an toàn chỉ mất khoảng 54 giây.
May mắn có được sự giúp đỡ kịp thời của ông Quách và nhiều người khác, Lý đã giữ được tính mạng và không bị chấn thương nào nặng nề. Người dân chứng kiến cảnh tượng giải cứu đã dành cho ông Quách những tràng pháo tay và lời tán thưởng nhiệt liệt.
Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, ông Quách nói: "Tôi chỉ làm những gì mình cần phải làm. Đó là trách nhiệm của chúng tôi".
Theo Gia đình & Xã hội
Hình ảnh cây thông bị cắt một nửa đã thu hút sự chú ý của nhiều người sau khi một cuộc tranh chấp nổ ra giữa những người hàng xóm ở ngoại ô Sheffield, hạt Waterthorpe, Anh.
">Bức ảnh giải cứu cô dâu nhảy lầu đạt giải thưởng, gây xúc động mạnh
Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi
16 năm trước, những kẻ bắt cóc xông vào nhà anh, trói vợ anh và bắt cóc Shen Cong. Lúc ấy, anh đang là trưởng bộ phận của một nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa, quản lý hàng nghìn người. Anh sống một cuộc sống sang chảnh với khách sạn cao cấp, điện thoại di động nhập khẩu, thuốc lá đắt tiền và rượu ngon.
Nhưng giờ đây, để nhận được 90 tệ tiền hoa hồng, anh phải nghiến răng im lặng trước một khách hàng thiếu kiên nhẫn.
Mãi cho đến khi cuộc tìm kiếm Shen Cong kết thúc, anh mới nhận ra 15 năm qua anh đã khiến gia đình phải trả giá nhiều như thế nào. Họ đã tiêu hết số tiền tiết kiệm trong 4 năm đầu tiên và phải chuyển nhà đến Tế Nam, vay mượn thêm bạn bè và người thân. Trong suốt những năm đó, Shen nói rằng anh đi trên đường với một vali lớn nhét đầy tờ rơi.
Trong khoảng thời gian xa nhau, Shen Cong lớn lên với một gia đình khác, phần lớn không biết về cha mẹ đẻ của mình.
Vào thời điểm đó, anh Shen Junliang từ bỏ công việc, ước mơ, và ở một mức độ nào đó là cả đứa con trai thứ 2 để đi tìm con trai cả. Giờ đây, với gánh nặng nợ nần chồng chất, không có thu nhập ổn định và điểm số của Shen Cong ở trường ngày càng sa sút, anh Shens đang phải vật lộn để bắt đầu cuộc sống mới.
Anh Shen cho biết, anh hiểu việc con trai không muốn mình khác người, không muốn bị nhận ra ở khắp nơi. Vì thế, khi ra ngoài, gia đình không gọi tên cậu, thậm chí anh cũng không bao giờ đi bên cạnh con trai.
Sau khi được tìm thấy, cậu bé Shen Cong đã phải chuyển chỗ ở cách nhà cũ 1.600km.
Anh Shen còn nhớ, trong 2 tháng đầu tìm thấy con, anh luôn tự hỏi: “Làm thế nào để trở thành một người cha tốt?”.
Suốt 15 năm đi tìm con trai, anh cũng đã gặp nhiều trường hợp tương tự. “Hầu hết các cuộc đoàn tụ đều không diễn ra suôn sẻ” - anh nói.
Hiểu rằng đây là khoảng thời gian nhạy cảm với Shen Cong nên anh cũng dặn gia đình không nên nói gì về chuyện này. “Thằng bé còn nhỏ, tôi sợ rằng việc đó làm nó buồn”.
![]() |
Góc không gian của 3 cậu con trai |
Tình cờ, trước khi cảnh sát sắp xếp để Shen Công gặp bố mẹ đẻ vào năm ngoái, anh Shen nói rằng anh quyết tâm đệ đơn kiện bố mẹ nuôi cậu bé. Nhưng vợ anh đã thuyết phục rằng Shen Cong là người bao dung, sau đó chính cậu bé cũng yêu cầu bố mẹ đẻ không thực hiện bất kỳ hành động nào chống lại bố mẹ nuôi. Anh Shen đã đồng ý.
Ông bố chia sẻ, anh biết rất ít về cuộc sống của con trai ở Meizhou ngoại trừ việc thằng bé mê bóng rổ và trò chơi điện tử, và cũng học kém ở trường.
Sau khi chuyển đến Tế Nam, Shen Cong chỉ đạt điểm 40/150 môn Toán và chỉ biết một số chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái tiếng Anh. Về cơ bản, cậu đứng cuối lớp. Anh Shen nói với 2 con trai út của mình rằng anh cả của chúng đã sống xa gia đình nhiều năm và bị tụt hậu về nhiều mặt, và quan trọng hơn thằng bé cần có bạn. Anh đề nghị 2 đứa con còn lại cần hiểu điều đó, và chúng gật đầu.
Bây giờ, cậu bé út - học sinh đứng đầu lớp - đang dạy cho anh trai tiếng Anh. Bản thân anh Shen cũng giúp đỡ con trai bằng cách học thuộc từ mới và ngồi nghe giảng online cùng con mỗi tối.
Nhưng anh thừa nhận anh không hề can thiệp vào chuyện học hành của 2 đứa nhỏ. Trong một cuộc họp phụ huynh, khi giáo viên hỏi anh bí quyết đằng sau điểm số tốt của cậu con trai út, anh đã đứng dậy nói rằng: “Tôi thực sự không biết”.
Mới đây, anh mua chiếc biểu đồ treo tường bằng tiếng Anh đầy màu sắc cho Shen Cong. Họ hàng tặng anh 5.000 tệ để nộp học phí học thêm cho Shen Cong - việc mà anh không bao giờ làm cho 2 đứa út. Anh đã dành toàn bộ số tiền tiết kiệm để đi tìm Shen Cong.
![]() |
Căn phòng nhỏ của 3 cậu con trai |
Trong 15 năm đi tìm con trai, anh đã mắc nợ gần 600.000 tệ (hơn 2,1 tỷ đồng). Trong căn nhà thuê ở Tế Nam, phòng khách gần như trống rỗng, ngoại trừ một chiếc tủ nhỏ mà anh nhặt được trên đường và 4 chiếc ghế ọp ẹp mua cũ.
Sau khi cảnh sát tìm được Shen Cong, anh lo lắng về việc liệu con trai có thất vọng với tình trạng tài chính của gia đình hay không. Họ không dám đưa con về nhà ngay, mà đưa đến nhà một người cô, sau đó chuyển sang nhà một người chú trong vài ngày tiếp theo.
Khi nhận ra không thể giấu diếm mãi, anh Shen đã đưa con về ngôi nhà thuê vào đêm ngày 18/3.
Một mạnh thường quân đã tặng họ một chiếc giường tầng khi thấy 3 anh em chen chúc nhau trên một chiếc giường. Khi anh Shen nhận ra con trai không quen uống loại nước ở miền bắc Trung Quốc, một người bạn của gia đình đã mua tặng họ chiếc máy lọc nước mini.
Một người bạn khác đã mua tặng Shen Cong một đôi giày Adidas, nhưng nó quá rộng nên hai cậu em trai dùng thay. Đây là đôi giày hàng hiệu đầu tiên của chúng.
![]() |
Căn nhà thuê của anh Shen không có đồ đạc giá trị, ngoài bộ sofa và chiếc giường tầng được tặng. |
Vào ngày đầu tiên về nhà, anh Shen cũng để ý thấy ánh mắt lộ vẻ ngạc nhiên của con trai khi cậu bé nhìn quanh và hỏi: “Đây là nhà của chúng ta à?”.
Giây phút im lặng sau đó chỉ bị phá vỡ khi 2 cậu em rủ anh cả chơi bài và thằng bé nhận lời ngay.
Kể từ đó, họ được ở bên nhau mỗi ngày và trong những ngày lễ quan trọng sau 15 năm như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu và sinh nhật của cả 3 đứa.
Anh Shen từng hứa với con trai là sẽ mua một ngôi nhà tốt hơn nhưng 1 năm trôi qua, căn nhà cũ chỉ có thêm một chiếc tivi và chiếc ghê sofa. Cả hai đều là quà tặng của một phóng viên thân quen với họ.
Trong một cuộc phỏng vấn vào cuối năm ngoái, anh Shen được yêu cầu mô tả về cuộc sống của gia đình kể từ khi Shen Cong trở lại chỉ bằng vài từ ngắn gọn. Nhìn thẳng vào máy quay, anh đã trả lời bằng 2 từ: “đẹp” và “hạnh phúc”.
Đến tháng 3 năm nay, điều này đã thay đổi. Cúi đầu và liên tục loay hoay với chiếc bút trên tay, Shen chỉ nói rằng anh “mệt mỏi trong tim”.
Đăng Dương(Theo Sixth Tone)
Năm 2019, Trung Quốc có ít nhất 80.000 đứa trẻ bị "bắt cóc" mà thủ phạm chính là cha mẹ của của các em.
">Bi kịch của cuộc đoàn tụ gia đình sau 15 năm con trai bị bắt cóc
Chuyện là, bố mẹ tôi sinh được 6 người con. Nhưng sau khi ăn học trưởng thành, chúng tôi đều sống và làm việc ở thành thị. Ở quê chỉ còn lại bố mẹ.
Năm 2012, mẹ tôi mất bất ngờ. Bố tôi bị suy sụp. Sức khỏe vì thế mà kém dần. Có lúc ông đau chân không đi lại được.
Chúng tôi chia nhau đón bố đến ở cùng. Nhưng chỉ ở được dăm bữa nửa tháng bố lại đòi về quê vì không chịu được cảnh sống chật chội, nhà nào biết nhà ấy ở thành phố.
Vậy là bài toán đặt ra với chúng tôi là làm thế nào để bố được chăm sóc tốt nhất trong khi chúng tôi đều bận công tác. Ở quê không có ai chịu đến làm giúp việc.
Bàn tới bàn lui cuối cùng anh cả quyết định tìm người trên phố về giúp bố. Người đàn bà mà anh tôi chọn là người dọn vệ sinh ở khu chung cư, nơi anh đang sống.
Năm đó, bà 62 tuổi, chưa từng lấy chồng nhưng có một đứa con nuôi đang học đại học. Người đàn bà này có ngoại hình thua xa mẹ tôi nhưng nấu ăn ngon, sạch sẽ và nói năng nhẹ nhàng. Vì thế bố tôi rất ưng.
![]() |
Ảnh: Đức Liên |
Bà ấy làm giúp việc cho bố tôi được khoảng nửa năm thì anh cả gọi chúng tôi đến bàn việc cho bố lấy vợ. Anh bảo, chỉ có như thế, bố tôi mới có người chăm sóc lâu dài.
Tôi điện thoại hỏi ý kiến bố. Bố bảo, người giúp việc kia rất tốt nhưng bố không muốn lấy ai ngoài mẹ của chúng tôi.
Anh trai tôi và mấy anh chị còn lại thấy vậy ra sức phân tích, động viên bố. Cuối cùng bố đành nghe theo lời các con, lấy người giúp việc khi đã ở tuổi 80.
Sau chuyện vui đó, chúng tôi yên tâm hơn về bố nên ít về quê, chỉ thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm. Đến ngày giỗ mẹ, tôi về gặp bố thì giật mình khi thấy bố gầy xọp. Mọi người hỏi bố thì bố chỉ cười và bảo, bố sợ bệnh gút giống ông hàng xóm nên không dám ăn nhiều.
Tuy vậy, qua để ý sắc mặt, tôi thấy bố buồn và hay thở dài.
Chiều hôm đó, sau khi làm giỗ mẹ xong, tôi lấy cớ muốn về quê ngoại của mẹ nên rủ bố đi cùng. Bố tôi đồng ý ngay.
Trên xe, tôi gặng hỏi thì bố tâm sự, sau khi chính thức làm vợ của bố, người đàn bà đó thay đổi 180 độ.
Lương của bố gần 8 triệu, bà ấy thu hết. Bố không được giữ đồng nào. Đi cắt tóc hoặc có đình đám giỗ chạp trong làng bố đều phải ngửa tay xin. Và mỗi lần như thế, bố đều bị nghe chửi.
Chuyện ăn uống cũng vô cùng kham khổ. Mỗi bữa đều chỉ có cơm rau. Bố góp ý thì bà ấy lớn tiếng rồi không vào bếp nấu cơm, cũng không mở khóa bếp để bố tự nấu nên phải nhịn đói.
Bố buồn và rất thất vọng nhưng sợ làm phiền các con nên bố cố gắng chịu đựng. Tôi nghe bố nói mà trào nước mắt.
Sau đó, tôi xin ý kiến bố và các anh chị rồi nói chuyện với vợ hai của bố. Tôi thay mặt gia đình xin lỗi bà ấy. Tiếp đến, tôi gửi bà ấy 100 triệu để mua lại tự do cho bố tôi.
Chắc nhiều người nghe đến đây sẽ đánh giá tôi bạc ác với bà ấy. Nhưng tôi không thể để người khác làm tổn thương bố mình.
Tôi cũng nghĩ, nếu chúng tôi gây sức ép thì bà ấy sẽ không dám đối xử tệ với bố. Nhưng qua những lời bố kể, tôi biết bà ấy không phải người tốt. Bố tôi cũng không muốn sống những ngày tháng cuối đời với một người như vậy nên tôi quyết định mang tiếc ác một lần.
Bây giờ tôi kể chuyện này ra để những người làm con lấy đó làm kinh nghiệm. Khi cha mẹ già, đừng cố đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ cho người khác kẻo có ngày ân hận.
Độc giả giấu tên
Gần 70 tuổi, tôi không ngờ mình lại rơi vào cảnh ngang trái này. Bây giờ, tôi không biết phải làm sao.
">Bố tôi sống quá khổ khi lấy vợ ở tuổi 80
“Yêu” như cướp giật trong chuồng cọp 10m2
Cha mẹ cấm yêu, con bỏ nhà đi bụi
Đứng tim đọc tin nhắn yêu của con 13 tuổi
">
Mẹ tặng sách dạy yêu cho con gái tuổi 13
Vợ chồng thành “Ngưu Lang
“Chăn rau” công sở: Gái có chồng hơn đứt gái trinh
友情链接